Bên kia cầu vồng

Book Info 📚

  • Title: Beyond the rainbow bridge - Nurturing our children from birth to seven
  • Author: [[ Barbara J. Patterson ]] [[ Pamela Bradley ]] [[ Thanh Cherry ]] dịch
  • Related: Read

Nuôi dạy những em bé khỏe mạnh hạnh phúc và đầy đủ khả năng

Lớn lên và bước vào đời

Trẻ sơ sinh tiếp nhận môi trường xung quanh không phân biệt. Mọi ấn tượng được khắc sâu bên trong trẻ: âm thanh, màu sắc trẻ cảm nhận khi được người lớn bế, và thậm chí trẻ hấp thụ cả thái độ của người mẹ khi mẹ chăm bé. Trẻ hấp thu mọi thứ xung quanh qua những ấn tượng giác quan, và không có khả năng đánh giá hay chọn lọc. Vì vậy trong giai đoạn này, chúng ta cần phải đóng vai rào chắn để bảo vệ con mình.

Theo Rudolf Steiner, những ấn tượng giác quan của trẻ nhỏ “gợn sóng, dội lại và vang lên” khắp trong cơ thể trẻ. Từ quan điểm này, ta có thể nói rằng những ấn tượng trẻ thu nhận sẽ ảnh hưởng đến sức sống của trẻ và do đó, ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể cùng khả năng hoạt động theo nhịp điệu của các cơ quan. Điều này sẽ tiếp tục diễn ra đặc biệt trong bảy năm đầu đời và nhất là trong giai đoạn ấu thơ.

Tầm quan trọng của hơi ấm / sức ấm

Steiner giải thích rằng hơi ấm và sự ấm áp về phương diện tinh thần hỗ trợ cho cuộc sống, và vì vậy là nền tảng cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Chúng ta thậm chí cảm nhận hơi ấm từ trước khi sinh ra, qua hơi ấm của tử cung người mẹ. Người lớn có thể tự tạo hơi ấm cho mình, không giống như trẻ sơ sinh. Trẻ mới sinh cần tiếp xúc với cơ thể người mẹ, cần quần áo phù hợp và chăn mền để giữ ấm. Trong nhiều văn hóa truyền thống, người mẹ luôn quấn vải quanh mình trẻ sơ sinh và giữ bé sát cạnh cơ thể mình, đặc biệt trong năm đầu đời của bé.

Andrea Rentea, một bác sĩ y khoa theo triết lý Anthroposophy đã giải thích: “Một em bé mới sinh được chuyển tay hết người nọ đến người kia bế, trước khi được đắp chăn giữ ám, cuối cùng có thể sẽ phải vào ô trong lồng áp vì cơ thể không tự giữ được nhiệt.” Cần cả sự chăm sóc lẫn nỗ lực của người lớn mới duy trì được hơi ấm cơ thể của một em bé sơ sinh yếu ớt.

Đặt em bé lên bụng mẹ ngay sau khi sinh ra sẽ tăng cường sức ấm trong người bé vì một phần nhiệt từ cơ thể người mẹ sẽ truyền sang con. Tương tự như vậy, xoa dầu massage hoa cúc (calendula) hay hạnh nhân, loại dành riêng cho em bé, cũng làm tăng hơi ấm. Nếu được đội mũ và bọc áo ấm quanh mình ngay sau khi sinh, có thể trẻ sẽ tự duy trì được hơi ấm.

Ta nên trải thảm dày bằng nguyên liệu thiên nhiên trên sân nhà lạnh để khi ngồi chơi, chân trẻ không bị thoát nhiệt Bên châu Âu, có một phong tục truyền thống nói rằng tất cả các tháng có chữ “R” trong tiếng Anh (tháng 1-4: January, February, March, April và tháng 9-12: September, October, November, December) là những tháng cần cho trẻ nhỏ mặc quần bó bên trong hoặc đi vớ dài bằng len hay len pha lụa. Bảy mươi phần trăm nhiệt của cơ thể trẻ bị tiêu hao qua đầu, vì vậy mũ rất quan trọng trong việc giữ ấm. Trẻ mầm non dường như không biết mình có lạnh hay không. Nếu ta hỏi, trẻ thường nói là không lạnh, mặc dù khi ta chạm vào cơ thể trẻ ta thấy trẻ đang lạnh. Trẻ vẫn chưa hoàn toàn phát triển được giác quan cảm nhận bên trong này. Bác sĩ Rentea cho rằng khi phải dùng năng lượng của chính mình để giữ ấm thì trẻ sẽ có ít sức để phát triển một cơ thể lành mạnh hơn. Điều đó cũng có nghĩa là trẻ sẽ có ít năng lượng dành cho sự phát triển toàn diện. Chúng ta cần bảo vệ hơi ấm của trẻ bằng việc cho trẻ mặc đồ phù hợp như găng tay bằng tơ sợi tự nhiên, khăn quàng cổ, nhiều lớp quần áo như áo lót, áo phông và áo len dài tay. Và trong những tháng mùa đông, còn gì êm đềm hơn là được ngồi bên cạnh lò sưởi ấm áp, nhấp một tách trà thì là thơm ngon, trà hoa cúc hay trà nụ hồng, hoặc một ly nước táo nóng thơm mùi thảo dược? Những gia vị như kinh giới ngọt (marjoram), cỏ xạ hương (thyme), kinh giới tây (oregano), thì là (dill) và cà-ri thường tăng cường hơi ấm và hương vị cho bữa ăn mùa đông.

Chắc bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe nói rằng những đau ốm của tuổi thơ đồng thời hỗ trợ sự phát triển khả năng duy trì thân nhiệt lành mạnh cho cơ thể. Khi suy nghĩ về những bệnh trẻ em thường mắc phải, ta sẽ thấy bệnh thường kèm theo sốt, không giống như bệnh người lớn. Bác sĩ Rentea quan sát thấy những trẻ bị sốt nhiều lần khi còn nhỏ, lúc lớn lên sẽ trở thành những người có khả năng duy trì hơi ấm cả về thể chất lẫn tâm hỗn rất mạnh mẽ.

Tầm quan trọng của nhịp điệu

Khi đa số con người trực tiếp phụ thuộc vào thiên nhiên để sinh sống, nhịp điệu của họ nhất thiết phải nhịp nhàng. Họ nhận ra nhịp điệu hàng ngày, hàng tuần và thậm chí nhịp điệu của các mùa trong năm hỗ trợ họ bằng cách cung cấp những gì họ cần để duy trì cuộc sống. Hơn thế nữa, trực giác cho họ biết rằng những nhịp điệu này còn mang lại cho họ thêm sức mạnh để làm việc, và chúng rất tốt cho mọi người. Thứ Hai là ngày giặt đồ, thứ Ba ngày ủi đồ, và cứ như vậy cho đến tận cuối tuần, thứ Bảy là ngày làm bánh và Chủ Nhật là ngày dành để đi nhà thờ, thăm hỏi họ hàng và nghỉ ngơi lấy sức cho tuần tới. Lịch sinh hoạt thường lệ này khiến trẻ cảm thấy vô cùng an toàn. Tôi biết khi còn nhỏ mình đã cảm thấy an toàn trong cuộc sống vì mẹ đã tạo ra những nhịp điệu như vậy tại nhà. Bạn sẽ thấy những công việc nội trợ hàng tuần này được đề cập tới trong những bài hát và thơ vần trẻ em như Here We Go Round the Mulberry Bush (Ta đi quanh bụi cây dâu nào). Giống như vậy, cho tôi gần đây, có nhiều người vẫn làm việc theo nhịp ca hát. Có những bài hát gặt hái, bài hát chèo thuyền, bài hát của gỗ. Khi cùng làm việc theo nhịp âm nhạc, công việc sẽ cần ít sức lực cá nhân hơn. Những bài hát này tăng cường sức mạnh của người lao động và giúp công việc bớt căng thẳng

Nhưng nếu nhìn vào cuộc sống của chính mình ngày nay. nhịp sống của chúng ta đã thay đổi ra sao? Với máy giặt và máy sấy tự động, ta có thể thảy cả đống quần áo vào giặt bất cứ lúc nào và không cần quan tâm đến nhịp điệu hàng tuần. Chắc ta cũng không còn có ngày ủi đồ nữa. Ta có thể quyết định chỉ với một bộ đồ hôm nay khi cần mặc đến, hoặc né tránh công việc này bằng cách mua quần áo không cần ủi. Trẻ con không còn được thấy những công việc của cuộc sống hàng ngày tuân theo trình tự từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành. Không ai muốn từ bỏ những tiện nghi hiện đại, nhưng ta phải công nhận rằng những nhịp điệu này thực sự mang đến cho trẻ em một cảm giác an toàn và cảm giác rằng đời sống có một kết cấu rõ rệt.

Margret Meyerkort, một giáo viên mầm non Waldorf người Anh đã về hưu, có nói rằng nếu nhịp điệu bên ngoài của trẻ được đều đặn thì nhịp điệu bên trong của trẻ cũng sẽ phát triển. Nếu trẻ ăn tối đúng giờ mỗi ngày, dịch vị tiêu hóa của trẻ sẽ bắt đầu tiết ra khi gần tới giờ ăn. Nếu giờ đi ngủ cũng đều đặn, thì trẻ sẽ bắt đầu thấy buồn ngủ ngay khi bạn đang sửa soạn cho con đi ngủ, đang kể chuyên, nói bài cầu nguyên hoặc đọc xướng. Cơ thể và sức sống của trẻ sẽ tự điều chỉnh theo thói quen sinh hoạt này.

Nếu thiếu nhịp điệu trong cuộc sống, trẻ sẽ có cảm giác như đang du lịch đến một múi giờ khác. Khi bay qua một đại dương, chúng ta phải bù đắp sự chênh lệch múi giờ và xáo trộn nhịp sống bên trong bằng cách trở nên ý thức về bản thân rõ hơn. Ta sẽ đặt trẻ vào trạng thái tương tự nếu không tạo cho trẻ một nhịp sống nhất quán ở nhà. Một cuộc sống gia đình thiếu nề nếp có thể sẽ rút ngắn tuổi thơ bởi nó đánh thức trẻ quá sớm, lôi trẻ ra khỏi trạng thái ý thức mơ màng của tuổi ấu thơ. Trong một môi trường thiếu nhịp điệu, năng lượng của trẻ sẽ bị kéo giãn quá giới hạn khi trẻ phải cố gắng duy trì sự cân bằng.

Ai cũng biết rằng nhịp điều trong cơ thể là một chỉ số thể hiện sự khỏe mạnh hay đau ốm. Bác sĩ thường kiểm tra nhịp điệu nội tang của tim, huyết áp, và mạch, khi khám bệnh. Nếu các nhịp điệu này bất thường, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Nhịp điệu cũng giúp con người duy trì sức lực của mình: khi người chạy bộ phải dừng lại đột ngột vì đèn đỏ, họ sẽ chạy tại chỗ trong khi đợi đèn chuyển sang xanh bởi không muốn phá vỡ nhịp chạy của mình.

Chơi: nguồn sống của tuổi thơ lành mạnh

  • Cử chỉ đều đặn chăm chú của người lớn trong công việc nội trợ là điều rất quan trọng đặc biệt khi làm trước mặt trẻ nhỏ. Bé sẽ tiếp nhận toàn bộ ấn tượng về những cử chỉ thái độ và những nỗ lực hết sức của ta trong công việc. Trẻ sẽ bắt chước thói quen làm việc của ta trong khi chơi và hợp nhất với thói quen đó với thái độ về công việc của mình sau này. [P59]

  • Có thể ta sẽ không hoàn thành được hết công việc của mình khi có trẻ ở bên cạnh nhưng làm việc như thế nào quan trọng hơn là làm được những gì. Dù chỉ có thể tập trung làm việc được 15 phút khi có trẻ bên mình đó vẫn là 15 phút đáng giá.

  • Cho trẻ trải nghiệm bốn nguyên tố, đất, nước, không khí và lửa là một điều rất tốt. Được chơi với những nguyên tố này, dưới sự trông nom của người lớn, giúp trẻ kết nối với thiên nhiên và từ từ gắn bó với trái đất. Chơi như vậy còn tăng cường sức sống của trẻ vì trẻ có thể dùng những nguyên liệu sống này để xây dựng nên nhiều thế giới khác, những nguyên liệu sống đã tạo ra chính cơ thể của trẻ. Chơi đất nghĩa là làm bánh “bùn”, chơi trong bồn cát hoặc làm vườn. Trẻ em nào cũng thích chơi nước - như là rửa chén, quay máy đánh trứng trong nước cho nổi bọt, mang thuyền và hộp đựng thức ăn vào bồn tắm khi đến giờ đi tắm cuối ngày. Chơi với không khí bao gồm chơi thả dù, phóng máy bay, thổi vỏ hạt hay thổi hoa bồ công anh khô, và ngay cả thổi bong bóng xà bông trong gió. Trải nghiệm với lửa bao giờ cũng cần có sự giám sát của người lớn. Một vài ví dụ về cách giúp trẻ thưởng thức nguyên tố lửa là tụ tập bạn bè để cùng đốt lửa trại hè, tận hưởng ngọn lửa mùa đông bên lò sưởi hoặc bếp củi, hay thắp nến trên bàn ăn.

    Phát triển 12 giác quan của trẻ

  • Steiner đề cập đến mười hai giác quan con người. Tại thời điểm mà ông đang quan sát về giác quan và đang tìm cách để phân loại các khả năng giác quan của con người, chưa có ai tự hỏi tại sao chỉ có năm giác quan duy nhất mà thôi. Ở thời đại đó, số lượng giác quan của con người thường được phân loại khác nhau tùy thuộc người nào đã đưa ra vấn đề để thảo luận, và những con số phổ biến nhất là năm, sáu, bảy, mười và mười một. Steiner bắt đầu chương trình nghiên cứu của ông bằng cách phân loại mười giác quan vật lý và ba giác quan siêu cảm. Sau đó ông xác định là, xem con người như có mười hai giác quan tích hợp tất cả các khả năng cơ thể, tâm hồn, và tinh thần, sẽ cho ta một phương pháp chính xác, hiệu quả và hữu ích hơn. Nói một cách khác, năm giác quan mà chúng ta đã được học ở trường không phải là cách duy nhất để tìm hiểu về con người một cách chính xác, và cũng không hẳn là phương pháp hữu ích nhất.

  • GIÁC QUAN Ý CHÍ (Giác quan vật lý, hướng về cơ thể vật lý của chính mình)
    • Xúc giác
    • Đời sống
    • Vận động
    • Cân bằng
  • GIÁC QUAN CẢM XÚC (Giác quan tâm hồn, Quan hệ giữa con người với thế giới)
    • Khứu giác
    • Vị giác nội
    • Thị giác
    • Hơi ấm
  • GIÁC QUAN NHẬN THỨC (Giác quan tình thần xã hội, hướng vào bên trong)
    • Thính giác
    • Ngôn ngữ
    • Tư tưởng của người khác
    • Cái “Tôi” của người khác

      Giác quan ý chí

      Xúc giác

  • Bạn sẽ nhận thức được nhiệt độ, kết cấu, sức cản, sự sát, độ ẩm, độ khô và nhiều cảm giác khác nữa. Xúc giác cho bạn biết một điều gì đó về đồ vật mà bạn chạm vào, và cả những ranh giới của chính cơ thể bạn.
  • Những gì trẻ sờ vào và những gì chạm vào trẻ đều rất quan trọng. Trong giáo dục mầm non Waldorf, đồ chơi được làm bằng chất liệu tự nhiên, như len, vải cotton, gỗ và lụa. Mỗi chất liệu có một đặc điểm độc đáo mà trẻ sẽ tiếp thu được về thế giới xung quanh.
  • Chúng ta đã thấy đặc điểm của xúc giác có hai phần, vừa tách biệt vừa kết nối. Việc sờ chạm cho trẻ biết một chút về chính mình, tăng cường cảm nhận về bản thân. Cái gì mà tôi chạm vào cũng chạm vào tôi. Qua xúc giác, trẻ có thể cảm thấy một kết nối thân thiết với môi trường xung quanh. Đồng thời, trẻ cảm nhận được sự cách biệt hay ranh giới giữa mình và một người khác hoặc giữa mình và một đồ vật. Những trải nghiệm này – tách biệt và kết nối với người khác – dần dần sẽ giúp trẻ biết cách tạo nên và coi trọng các mối liên hệ con người. Khi tôi chạm vào người bạn, tôi sẽ hiểu bản chất con người bạn sâu xa hơn. Khi tôi sờ vào một cái ghế, tôi sẽ hiểu bản chất của ghế trọn vẹn hơn. Thông qua việc phát triển một xúc giác lành mạnh, trẻ từ từ phát triển sự thấu hiểu các ranh giới này.

Giác quan đời sống

  • Giác quan nội tâm này giúp chúng ta cảm nhận được tình trạng thể chất của bản thân, để biết mình có khoẻ mạnh hay không. Nhờ giác quan này, ta có thể tự quan sát tình trạng bản thân mình ngay lúc đó và xác định ý nghĩa của các cơn đau nhức. Đối với trẻ nhỏ, đói hay khát chính là một kiểu đau. Biểu hiện đau này sẽ cho trẻ biết cơ thể mình cần gì. Giác quan đời sống giúp trẻ ý thức được những cảm giác về sự bình an hay nguy hiểm.
  • Nhiều khi phụ huynh lo lắng về những tình tiết bạo động thậm chí đổ máu, trong truyện cổ tích Grimm. Ngày nay ta thường thấy những truyện này được hiệu chỉnh để loại bỏ hoặc giảm nhẹ những khía cạnh đó. Kết quả là giác quan đời sống của trẻ bị tước đi, tương tự như tác dụng của thuốc giảm đau, và giác quan này có thể ngày một mài mòn. Ở các trường Waldorf, những truyện cổ tích nguyên bản, không chỉnh sửa, là một phần quan trọng trong giáo trình mầm non và lớp một.

  • Trong một truyện cổ tích đích thực, như những truyện được sưu tầm bởi anh em ông Grimm, các nhân vật phải vượt qua những thử thách, khổ đau, và chấp nhận rằng những thành quả đó là một phần minh chứng cho việc họ xứng đáng được nhận phần thưởng khi kết thúc hành trình, dù phần thường đó là một nàng công chúa hay một vương quốc. Họ phải đương đầu với cái độc ác và vượt qua được nó.

  • Cách trẻ cảm nhận tính tham lam của chó sói và sự độc ác của mụ phù thủy hoàn toàn khác với cách cảm nhận của người lớn chúng ta. Trẻ thu nhận những tính cách này như những hình ảnh nguyên mẫu của cuộc sống, nhưng chưa đồng nhất những khổ đau đó như khổ đau của riêng mình. Các em tin rằng mọi chuyện sẽ có một cái kết có hậu, hoặc cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.

  • Những câu chuyện như thế sẽ tăng cường đời sống đạo đức của trẻ, để sau này khi những hình ảnh đó đã được ấp ủ trong tâm hồn nhiều năm, đời sống đạo đức mạnh mẽ này sẽ trở thành nguồn hưởng dẫn, giúp trẻ đương đầu với những thách thức mà cuộc sống đem đến. Trẻ sẽ có thể đối đầu với bản chất của sự tham lam, độc ác hoặc ghen tị, trong chính bản thân mình và trong thế giới xung quanh, một cách dễ dàng hơn. Ai cũng biết rằng ta học được nhiều từ nỗi đau đớn hay khó khăn hơn là từ niềm vui sướng. Soesman nhận thức rằng con người sẽ không thể phát triển nếu không cảm được nỗi đau. Nếu chúng ta thay đổi truyện cổ tích cổ điển để làm nhẹ đi những gì ta coi là bạo lực, ta sẽ cướp mất kinh nghiệm trau dồi đạo đức của trẻ. Nếu giáo viên kể chuyện một cách khách quan không bi kịch hóa các phần được coi là đáng sợ câu chuyện sẽ không làm trẻ sợ hãi.

Giác quan vận động

  • Giác quan này cho ta ý thức về các cơ và khớp của cơ thể khi chuyển động. Ví dụ, khi bạn gập khuỷu tay, bạn sẽ có cảm giác các cơ cánh tay co lại và giãn ra. Giác quan này cũng cho ta ý thức về chuyển động của mình trong không gian xung quanh. Nhờ sự phát triển của giác quan này mà trẻ con biết tập ngồi, tập đứng và vận động theo tốc độ riêng của mình.

Giác quan cân bằng

  • Trong tại chúng ta có ba ống bán nguyệt, vuông góc 90 độ với nhau. Cấu tạo này cho phép chúng ta lập mối liên hệ với ba chiều không gian, với những đồ vật bên trên bên dưới, bên phải bên trái, phía trước và phía sau.

  • Ta cần để cho giác quan cân bằng của trẻ phát triển một cách tự nhiên, từ chính sự sẵn sàng của trẻ. Hãy để động lực. bên trong khuyến khích trẻ thử hết lần này đến lần khác cho đến khi đứng lên được, và cuối cùng tự bước đi không cần ai giúp đỡ. Nếu vội vàng đặt trẻ vào tư thế đứng hoặc dùng khung tập đi và ghế nhún, chúng ta còn ngăn trẻ trải nghiệm được nỗ lực xoay sở từng bước một để phát triển giác quan này.

Giác quan cảm xúc

Khứu giác

  • Thông qua giác quan này, chúng ta cảm nhận được phẩm chất của các thứ – chocolate ngọt, dưa muối chua, đồ ăn thiu — và mối liên hệ cá nhân của ta với những thứ này. Không ai có thể nín thở được lâu, vì vậy, ngay cả người lớn chúng ta đều bị giới hạn trong việc có thể ngăn chặn những ấn tượng khứu giác xâm nhập mình trong bao lâu.
  • Khứu giác có liên hệ với trí nhớ. Khi bước vào một ngôi nhà có mùi bánh táo đang nướng, ta có thể nhớ lại những chiếc bánh tảo tuyệt vời của bà trong thời thơ ấu. Ngửi thấy mùi thông khi đi bộ trong rừng có thể khiến ta nhớ đến những lần dạo bước trên lá thông trong rừng khi ta còn nhỏ.
  • Điều quan trọng cần nhớ là trẻ em đặc biệt nhạy cảm với những mùi hương nồng nặc xung quanh. Rất nhiều sản phẩm, từ xà phòng, thuốc gội đầu cho đến các chất tẩy rửa và bột giặt đều có hương liệu. Tất cả những gì em bé tiếp nhận từ môi trường xung quanh trong những năm tạo hình này, bao gồm cả mùi hương, sẽ được cơ thể sức sống (etheric) hấp thụ và sử dụng để xây dựng cơ thể vật lý. Khứu giác ở người lớn kém nhạy cảm hơn khứu giác của trẻ em rất nhiều, và sự tấn công của các loại mùi mà chúng ta phải đương đầu với trong cuộc sống hàng ngày, ảnh hưởng đến chúng ta khác với cách mà chúng ảnh hưởng đến trẻ. Cơ thể chúng ta đã hoàn thiện nên không phải chịu ảnh hưởng sâu sắc những gì chúng ta tiếp nhận từ môi trường xung quanh.

    Vị giác

  • Quá trình tiêu hóa bắt đầu ở miệng. Vị giác bắt đầu bằng cách hợp nhất ta với vật chất và mỗi khi ta nhai và nuốt thức ăn, vật chất này sẽ trở thành một phần cụ thể của con người chúng ta. Các phần khác nhau của lưỡi thích hợp với tính chất khác nhau của mỗi loại thức ăn. Phần sau lưỡi cảm nhận vị đắng; phần trước lưỡi vị ngọt, và hai bên lưỡi vị mặn và chua. Soesman đã chỉ cho ta thấy rằng những tính chất khác nhau này có những ảnh hưởng khác nhau, đặc biệt đối với trẻ em vì vị giác của trẻ nhạy cảm hơn người lớn. Thức ăn chua và mặn có tác dụng tích cực trong việc đánh thức những em bé quá mơ mộng, trong khi vị ngọt tạo cảm giác an ổn cho em bé hay buồn bã. Thức ăn đắng kích thích ý chí của trẻ thiếu động lực. Soesman nói rằng ta có thể sử dụng kiến thức này để điều trị tính cách bất cân bằng trong cơ cấu thể chất của trẻ.
  • Vị giác chỉ cho ta biết thức ăn nào là tốt và phù hợp cho mình.

Thị giác

  • Thông qua thị giác, chúng ta trải nghiệm ánh sáng, bóng tối và màu sắc. Trong cuốn sách Nền tảng của trải nghiệm con người Steiner trích lời của Plato để giải thích rằng, trong quá trình nhìn, đôi mắt chúng ta đưa tầm nhìn về phía trước như hai cánh tay giơ ra, mở rộng và nắm bắt lấy nhận thức.

  • Soesman mô tả một thí nghiệm gồm có ba tấm bảng đặt trước một đối tượng quan sát. Hai tấm bằng màu cam hai bên và một tấm bảng màu xám ở giữa. Tấm bảng màu xám có một chấm đen ở chính giữa. Trước tiên, đối tượng quan sát được yêu cầu tập trung vào chấm đen, sau đó các tấm bảng được mang đi chỗ khác. Đối tượng sẽ nhìn thấy một dư ảnh màu cam ở vị trí của tấm bảng màu xám trước đó, và một dư ảnh màu xanh biển ở vị trí của hai tấm bảng màu cam lúc trước.

  • Điều mà thí nghiệm này cho ta biết, là từ bên trong cơ thể, con người chuyển đổi nhận thức của mắt về màu sắc và cuối cùng cảm nhận một màu tương phản và bổ sung của màu khách quan mà ta đã quan sát lúc đầu.

  • Bởi vì trải nghiệm màu sắc của trẻ em vô cùng mạnh mẽ. chúng ta có thể dùng màu sắc như một phương pháp trị liệu. Nếu ta cho một em bé nhút nhát mặc quần áo màu xanh biển bé sẽ cảm thấy được nghị lực của màu cam, tức là màu tương phản và bổ sung (đối diện trên vòng tròn màu) của xanh biến. Một áo khoác màu đỏ sẽ giúp em bé tăng động cảm thấy sự tĩnh tại của màu xanh lá, là màu tương phản và bổ sung của màu đỏ.

Giác quan hơi ấm (và sự ấm áp về phương diện tinh thần)

  • Cơ thể chúng ta thư giãn trong nhiệt độ ấm, căng thẳng và co rút trong nhiệt độ lạnh. Khi nào cần, ta cởi bớt hoặc mặc thêm quần áo để duy trì nhiệt độ cơ thể lý tưởng.

  • Tuy nhiên ta cũng có thể trải nghiệm được tình cảm ấm áp hay lạnh nhạt của người khác đối với mình. Chúng ta mở lòng ra khi thấy muốn bắt chuyện với người khác. Rồi ta cảm nhận được phản ứng từ phía người kia. Trẻ em nhạy cảm hơn người lớn rất nhiều đối với phản ứng tình cảm của những người xung quanh.

  • Trẻ hiểu rằng mình cùng là người trách nhiệm cho môi trường sống. Các bé giúp lau chùi, đánh bóng, cọ rửa và sắp xếp phòng lớp gọn gàng, ngăn nắp. Những đồ chơi bị rách hoặc gây sẽ được sửa lại hoặc vứt đi. Tất cả đều cùng chăm sóc môi trường bên ngoài lớp học nữa - cây cối lớn nhỏ và các con thú bất ngờ gặp thấy trong giờ chơi ngoài sân. Từ những ví dụ này, trẻ học cách chăm sóc lẫn nhau, bằng cách tiếp thu thái độ ân cần của người khác. Nhờ đó trẻ trải nghiệm được sự ấm áp tâm hồn mà Soeman đã miêu tả.

Giác quan nhận thức

Thính giác

Tai người gồm có ba phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Thính giác giúp ta phân biệt các âm thanh khác nhau như tiếng muỗng kêu lanh canh, tiếng chuông rung, hay tiếng trống âm vang. Âm thanh gây ấn tượng mạnh mẽ trong con người. Trẻ em không thể không nghe thấy những âm thanh chòi lói xung quanh. Vì vậy, tôi xin nói một lần nữa, cách bảo vệ trẻ tốt nhất là nên để các em ở nhà mỗi khi ta phải đến một nơi quá ồn ào.

Giác quan ngôn ngữ

  • Giác quan ngôn ngữ cho ta nhận thức được ngôn ngữ mà người khác sử dụng để giao tiếp với ta. Giác quan ngôn ngữ cũng giúp ta hiểu được cách vận hành của ngôn ngữ, cách cấu tạo của từ và cầu, ý nghĩa câu nói được tạo ra từ âm thanh và vị trí của các từ ra sao, và cách chúng ta có thể dùng ngôn từ để diễn đạt những ý nghĩ và cảm xúc sâu xa của mình. Giác quan tiếp theo giác quan ngôn ngữ, giác quan suy nghĩ, cho ta khả năng nhận ra những gì người khác muốn truyền đạt “vượt trên ngôn từ. Trong quá trình giao tiếp bằng lời, ta hòa mình vào tinh thần của thứ tiếng mà ta đang nói. Nhờ giác quan ngôn ngữ, chúng ta nhận thức được thể giới bên ngoài qua những cảm xúc mà âm thanh của ngôn ngữ gợi lên, và ta thực sự đặt mình vào giữa nền văn hóa và xã hội trong đó mọi người đều dùng ngôn ngữ mà ta đang dùng. Vì thế, giác quan ngôn ngữ là yếu tố then chốt cho việc hiểu biết xã hội.

  • Martin Large đã nói rất rõ về điều này trong cuốn sách Ai là người nuôi dạy trẻ?

  • Trẻ em học nói qua việc bắt chước, lắng nghe và trò chuyện với những người có thực và đang sống. Các em cần tiếp xúc với tinh thần của ngôn ngữ, với sức sống, ý nghĩa và chuyển động của ngôn ngữ, thông qua những người nói cùng thứ tiếng. Giọng nói sao chép qua máy móc trên tivi không thể thay thế cho cuộc đối thoại thực sự. Tôi hy vọng sẽ không ai làm thí nghiệm này, nhưng tôi dám mạo muội đưa ra một giả thuyết là, ta sẽ không thể cho một em bé học nói chỉ qua phương tiện tivi mà thôi, hoặc ta sẽ thấy việc này rất khó.
  • Như đã nói trước đây, việc xem tivi thường xuyên sẽ khiến tình yêu dành cho ngôn ngữ yếu đi, vì nó trì hoãn sự phát triển của phần trí não chuyên về ngôn ngữ, ở độ tuổi quan trọng khi trẻ nhạy cảm nhất về ngôn ngữ.

Giác quan nhận thức tư tưởng của người khác

  • Trẻ em sống trong một vũ trụ tràn đầy tư tưởng người lớn, rất lâu trước khi các em hiểu được ý nghĩa của những tư tưởng đó. Khi giác quan nhận thức tư tưởng của người khác bắt đầu phát triển, trẻ dần dần đạt được khả năng thấu hiểu, nắm bắt và hình dung được những gì mà các tư tưởng này truyền tải.

  • Nếu bạn đã từng du lịch đến một nước khác, bạn có thể nhớ đến lần bạn hầu như hiểu được ý mà một người ngoại quốc đã có giải thích cho bạn, mặc dù vẫn có một rào cản ngôn ngữ giữa hai người. Mỗi người sẽ diễn kịch câm, chỉ trò, thậm chí nói với nhau bằng hai thứ tiếng riêng, và bằng cách nào đó vẫn có thể giao tiếp với nhau. Trường hợp này dường như tương tự với trường hợp khi trẻ đang sống bao quanh bởi những tư tưởng và lời nói của người lớn.

Giác quan nhận thức cái “tôi” của người khác

  • Giác quan này liên hệ mật thiết với xúc giác. Khi đứa trẻ mới chào đời, chúng ta liên tục nâng niu, chăm sóc và nói chuyện với bé. Trẻ sơ sinh giao tiếp với người khác một cách tự nhiên qua những trải nghiệm này. Được đụng chạm hay ôm ấp dần dần sẽ giúp trẻ thoải mái hơn với những người xung quanh Nhờ phát triển giác quan nhận thức cái tôi của người khác, trẻ trở nên nhạy cảm đối với cá tính đặc biệt của mỗi người.

  • Trẻ nhỏ trải nghiệm thế giới lâu trước khi giác quan nhân thức cái tôi phát triển đủ để trẻ ý thức được những cảm nhận của mình. Đằng sau lời nói hoặc hành động bên ngoài, người này là người như thế nào? Người đó có tốt bụng, thật thà và chân thành không? Hay người đó không quan tâm gì đến trẻ, không đáng tin cậy và chỉ chú ý đến mình thôi? Trẻ cảm nhân được sự thật đằng sau người đó một cách tự nhiên. Nhưng cái tôi của trẻ chưa phát triển mạnh đủ để bảo vệ mình trước những trải nghiệm tiêu cực. Lòng tự tin và sự tin tưởng mà thường thường khiến trẻ mở lòng một cách hồn nhiên để đón gặp cái tôi hay cá tính của người khác, sẽ bị suy giảm. Điều này sẽ phản ứng đối nghịch với sự phát triển giác quan của trẻ. Cảm nhận thấy lòng thiếu trung thực nơi người khác sẽ khiến trẻ mất niềm tin vào giác quan nhận thức cái tôi của minh. Cảm giác bên trong của trẻ nói với trẻ một điều khác hẳn với điều mà người kia đã khẳng định về mình. Dĩ nhiên tất cả những chuyện này đều diễn ra ở bên dưới tầng ý thức rõ ràng của trẻ. Sau này khi lớn lên, có thể ta sẽ nhận ra những trải nghiệm hồi còn nhỏ đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoặc tính sốt sắng cởi mở của chính mình.

  • Steiner chỉ rõ cho ta thấy là trẻ nhỏ trải nghiệm cá tính của những người xung quanh cực kỳ sâu sắc, vì thế điều quan trọng vô cùng là những người này cần phải là những người hoàn toàn chính trực.

Kỷ luật sáng tạo

Bắt chước và tự kỷ luật

  • Trong cuốn Vương quốc tuổi thơ, Rudolf Steiner nói rằng trong bảy năm đầu em bé thực sự là một con mắt. Nếu ai hay nóng nảy và cực kỳ tức giận với trẻ, hay tức giận trước mặt trẻ, trẻ sẽ cảm nhận cơn giận mãnh liệt này và hình ảnh cơn giận sẽ thấm sâu vào trong khắp cơ thể trẻ. Kết quả là ấn tượng khắc sâu trong tâm đó sẽ đi vào quá trình lưu thông máu, hơi thở và hệ tiêu hoá, và theo Steiner, hậu quả này sẽ đọng lại trong cơ thể trong suốt phần đời còn lại của trẻ. Tất cả những gì chúng ta làm trước mặt trẻ sẽ thẩm sâu trong con người trẻ. Mắng nhiếc, dọa nạt, và la hét không giúp trẻ trở nên có kỷ luật. Đối xử như vậy thật ra sẽ làm suy yếu khả năng đương đầu với mọi hoàn cảnh trong cuộc đời sau này. Mỗi lần, trẻ lại bị sốc thêm một chút Nếu những lần sốc này diễn ra thường xuyên, trẻ sẽ dựng nên nhiều rào chắn để tự bảo vệ mình. Tâm hồn trẻ sẽ trở nên chai cứng, và dường như ta không thể tiếp cận với trẻ được nữa.

  • Nếu ta lên giọng rao giảng đạo đức, trẻ sẽ không nghe được ý ta vì còn bận dựng rào chắn ngăn cản cơn giận đang xuất phát. Rào chắn này khiến trẻ không hiểu được ta muốn nói gì. Bài học mà trẻ học được sẽ là cách biểu lộ tình cảm giận dữ, giữ khoảng cách giữa mình với người khác, và ra giọng chỉ dạy cho những người làm mình không hài lòng.

Sắp xếp lại không gian

  • Đối với trẻ, búp bê là hình ảnh tượng trưng cho con người, và nếu búp bê bị bỏ rơi trên sàn để mọi người có thể vô tình giẫm lên hoặc đá đi chỗ khác, trẻ sẽ cảm nhận một hình ảnh hỗn loạn về con người.

  • Nếu ta dành tiếng “không” cho những tình huống khi trẻ làm gì nguy hiểm hoặc sắp làm hỏng đồ của người khác, thì trẻ sẽ nghe lời hơn mỗi khi ta cần nói “không”. Nếu ta dùng tiếng “không” quá thường xuyên, hoặc dùng một cách vô lý, chẳng bao lâu trẻ sẽ học cách phớt lờ. Nếu ta chỉ nói “Không” “Không được làm thế,” hay “Dừng lại ngay” trong bất cứ tình huống nào, trẻ sẽ dừng chơi và nhìn những gì mình đang làm một cách tỉnh táo, ý thức. Nếu thay vào đó, ta cho trẻ biết trẻ có thể dùng đồ chơi này để làm gì chẳng hạn, thì ta sẽ chuyển hưởng năng lượng của trẻ, và trẻ có thể tiếp tục chơi không gián đoạn.

    Thông điệp rõ ràng và lựa chọn có giới hạn

  • Thông tin cho trẻ cần phải rõ ràng. Trẻ sẽ bối rối nếu ta chỉ dẫn bằng câu hỏi vd “ Con mặc quần áo ngay bây giờ được hay không?”. Những câu hỏi này ngầm ý rằng trẻ có lựa chọn làm việc đó hay không.
  • Tương tự như vậy, khi ta hỏi trẻ muốn ăn gì, cảm giác của trẻ sẽ giống như khi ta vào một nhà hàng có thực đơn gồm quá nhiều món. Phải chọn món gì là cả một vấn đề choáng ngợp, ngay cả cho người lớn.
  • Trẻ sẽ cảm thấy choáng ngợp khi ta cho trẻ quá nhiều lựa chọn. Ta sẽ khuyến khích khía cạnh “Con muốn” trong cá tính của trẻ bộc lộ ra ngoài khi chưa đúng lúc. Mỗi ngày trẻ lại ý thức thêm được cái mình thích và không thích. Và rồi “Con muốn” trở thành câu cửa miệng mỗi khi ăn, mặc quần áo, đi ngủ hoặc theo mẹ đi mua sắm. Các vấn đề xã hội bắt đầu nảy sinh. Tất cả chúng ta hắn đã từng chứng kiến, hoặc ở trong tình huống xảy ra ở siêu thị: Con muốn” mua bánh, kẹo, hay hộp ngũ cốc có đồ chơi bên trong. Về lâu dài, cho trẻ nhiều lựa chọn sẽ đưa đến tính vị kỷ: trẻ thành người chỉ biết tập trung vào chính mình và thiếu nhạy cầm với nhu cầu của người khác. Đưa ra nhiều lựa chọn không khác gì bỏ thuốc độc vào tâm hồn trẻ. Khi lớn lên, có thể trẻ sẽ không muốn làm điều gì mà cuộc sống đòi hỏi, học hành, việc nhà, hay làm vườn. Những cuộc chiến giữa phụ huynh với con tuổi mới lớn chính là hậu quả trực tiếp của kiểu nuôi con cho trẻ làm trung tâm như vậy. Không trẻ nào sống trong tình trạng bất an hay bất mãn hơn một đứa trẻ được nuôi dạy kiểu này.

Một từ kỳ diệu: Có thể

  • Có một từ kỳ diệu rất thích hợp với trẻ, không độc đoán cũng không quá dễ dãi. Đó là từ có thể, như, “Con có thể treo áo lên móc”. Đây không phải là một câu hỏi để trả lời hay để phớt lờ đi. Có thể ngầm chỉ một ưu tiên. “Con có thể để giày ống trên thảm dép”.
  • Trẻ thấy an tâm nhất khi tin rằng cha mẹ, giáo viên hay người trông nom mình biết điều gì là tốt nhất cho mình.
  • Trong trường hợp con ta nổi cơn thịnh nộ về một việc mà ta đã bảo là các con được làm hay không được làm, thì sao? Ta nên ứng xử thế nào để giúp trẻ tốt nhất? Nếu ta giữ được bình tĩnh, yên lặng, và tập trung, trẻ sẽ thu nhận được thái độ đó và ổn định lại. Trẻ em tiếp nhận vào mình sự cố gắng xây dựng kỷ luật tự giác của người lớn, và điều đó sẽ mang lại hài hòa trong gia đình. Nếu chúng ta luôn giải thích, hoặc tranh luận với trẻ về những gì ta muốn hoặc không muốn con làm, ta sẽ đánh thức khả năng lý luận và khả năng trí tuệ của trẻ quá sớm, và lôi các em ra khỏi thế giới mơ màng của tuổi thơ. Bằng cách bắt chước, trẻ sẽ bắt đầu cãi lý với người lớn và trở nên cực kỳ thành thạo về việc đó. Rudolf Steiner nói ta có thể đánh thức khả năng phân biệt đúng sai khi trẻ gần năm tuổi.

    Nhịp điệu

  • Trước đây chúng ta đã nói về tầm quan trọng và vai trò của nhịp điệu trong cuộc sống của trẻ nhỏ. Nhịp điệu cũng giúp ích rất nhiều trong vấn đề kỷ luật. Như nhịp đập của trái tim, hay nhịp tuần hoàn khi mặt trời mọc và lặn, nhịp điệu của lớp học giữ trẻ trong một trạng thái cân bằng, an toàn. Các hoạt động bên ngoài đáp ứng những gì đang diễn ra bên trong trẻ, mỗi khi trẻ lặp đi lặp lại cùng cô giáo những nhịp điệu hàng ngày, hàng tuần.

    Hành động chữa lành

  • Khi hành vi của trẻ không thể chấp nhận được, ta phải xử lý như thế nào cho có hiệu quả? Ta phải xử lý ra sao khi trẻ đánh, đá, cắn, cào, hay nhổ nước bọt vào người khác. Nếu trẻ dùng tay đánh bạn, quấn một miếng lụa quanh tay bé và để bé ngồi cạnh mình cho đến khi tay bé ấm lên. Nói với bé: “Khi ấm và mạnh lên, hai tay này sẽ không đánh ai nữa.” Khi trẻ dùng chân đá bạn, ta cũng làm như vậy. Nếu trẻ hay cắn, cho một miếng táo hay cà-rốt to và buộc bé ngồi bên cạnh mình để ăn. “Ta cắn cà rốt, chứ không cắn bạn.” Nếu hay cào cấu, ta có thể mang giỏ sơ cứu ra và cắt móng tay cho bé. “Mèo con mới cào, trẻ con không cào”. Nếu hay nhổ nước bọt thì đưa bé vào nhà tắm và cho nhổ vào bồn vệ sinh.
  • Nếu trẻ thích chơi kiểu bạo lực, ta nên xử lý cách nào? Khi thấy con mình thích bạo lực, nhiều phụ huynh thường chơi những trò chơi hơi bạo lực với con, mục đích là để giúp trẻ “xả tính bạo lực ra khỏi cơ thể.” Nhưng trẻ em đâu có cất những trò chơi bạo lực trong một thùng chứa, để khi nào muốn thì dễ dàng đổ đi được. Lao động thực sự là phương thuốc chữa cho kiểu chơi bạo lực; chẳng hạn như làm vườn, đào hồ, bê đá, khiêng gỗ. Qua những công việc hữu ích này, ý chí hỗn loạn của trẻ sẽ dần dần trở nên hòa nhã. Luyện tập thể chất thật nhiều như đi bơi, đi bộ đường dài và chơi tuyết mùa đông cũng rất có hiệu quả.

    Kết luận

  • Tôi tin rằng kỷ luật thực sự bao gồm việc hướng dẫn trẻ nhỏ đi từ sự bắt chước đến kỷ luật tự giác. Chúng ta làm điều này bằng cách tạo ra và duy trì những không gian chơi tốt lành, những không gian có thể nuôi dưỡng trí tưởng tượng, bằng cách giao tiếp với trẻ qua những thông điệp rõ ràng và giới hạn các lựa chọn, bằng cách thiết lập nhịp điệu nhất quán mỗi ngày, bằng cách dùng công việc thực sự để xử lý cảm xúc giận dữ của trẻ, và bằng cách giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng nhờ thái độ tích cực của ta.

Câu hỏi từ phụ huynh

  • Cha mẹ nào cũng đều trải qua những ngày khó khăn ở nhà với con mình. Tốt nhất là, sau khi bọn trẻ đã đi ngủ, nên nhìn lại những gì đã xảy ra ngày hôm đó. Bạn có thể tự hỏi mình: “Cái gì đã dẫn đến sự bùng nổ đó?” Bằng cách chiêm nghiệm, tự hỏi mình đã học tấm được những gì từ tình huống đó. Lần tới bạn có thể thi chuẩn bị trước từng bước như thế nào để ngăn tình huống đó diễn ra. Lối suy nghĩ này không giúp gì được ngày hôm nay, vì mọi thứ đã qua rồi. Nhưng những tình huống giống như vậy sẽ xảy ra lần nữa, vì bọn trẻ có xu hướng đưa ra những thử thách tương tự hết lần bu này tới lần khác. Chúng nhìn thấy điểm yếu của ta và biết cách “bấm nút” đúng chỗ. Suy nghĩ về những thử thách thể để cải thiện cho những lần sau là một việc cu rất hữu ích.

Những ghi chú có đề cập đến ghi chú này

Không có ghi chú nào liên kết với ghi chú này.


Đây là tất cả các ghi chú có trong 🌱 "khu vườn" này được biểu diễn dưới dạng mạng lưới các liên kết.